Ai Cập cổ đại hình thành trên bờ Nam dòng sông Nile từ năm 5000 trước Công Nguyên cho đến năm 300 sau Công Nguyên, nhưng nền Mỹ thụât Ai Cập cổ đại hãy được nhắc đến được hình thành trong giai đọan triều đại Pharoah thứ 2 và thứ 3. Mỹ thuật Ai Cập là nền Mỹ thuật cổ xưa nhất được tiếp nối ngày hôm nay - những người Hy Lạp là học trò của người Ai Cập, mà nền mỹ thuật Hy Lạp cổ đại lại là tổ tiên của nền Mỹ thuật Châu Âu.
Nền Mỹ thuật Ai Cập cổ đại bao gồm các nghệ thuật làm gốm sứ, trạm khắc, sơn tranh và kiến trúc. Kỹ thuật của người Ai Cập tinh xảo, chi tiết và có tính biểu trưng cao. Phần lớn các tác phẩm còn đến nay đều là từ các lăng mộ - đó là vì đối với người Ai Cập, hội họa có mối quan hệ mật thiết phục vụ tín ngưỡng.
Người Ai Cập tin rằng vua là con của trời và sau khi chết, hồn của vua sẽ quay trở lại với các vị thánh. Tháp Pyramid với góc nhọn vút lên trời được xây nên không chỉ là nơi chôn cất vua, mà góc nhọn là đòn bẩy sẽ giúp hồn bay lên trời dễ dàng hơn:
Để hồn được siêu thóat thì trước hết là xác phải được bảo tồn nguyên vẹn, chính vì vậy mà người Ai Cập tẩm niệm các xác chết và cuốn bằng các lớp vải để bảo vệ. Không chỉ vậy, người Ai Cập tin rằng các bức tượng và bức tranh vẽ người quá cố cũng sẽ giúp giữ hồn sống lâu hơn, vì vậy quanh lăng mộ các vua người Ai Cập bao giờ cũng có các bức tượng đầu người được tạc với mưc độ chính xác cao nhất có thể:
Bức tượng đầu vua Amenhotep III hiện đặt tại bảo tàng Luxor, Ai Cập
Chính vì mục đích này mà các bức tranh, bức khắc Ai Cập không theo phong cách tả thực mà chú trọng việt diễn tả hết được sự khát quát của từng chi tiết để các vị thánh có thể hiểu.
Trong bức Chân dung Hesire ở trên đây (khắc trên tấm cửa gỗ khỏang 2738 TCN) ta sẽ thấy rõ đặc tính này. Người Ai Cập cho rằng, góc nhìn khuôn mặt rõ nhất là góc nghiêng, tuy nhiên góc tả đôi mắt rõ nhất là trực diện vì vậy trên khuôn mặt Hesire đôi mắt nhìn thẳng trong khi khuôn mặt nghiêng. Vì tư duy tương tự mà thân Hesire đối diện người xem trong khi chân anh lại xoay nghiêng: cả hai bàn chân đều có lòng chân trong hướng ra ngòai. Những sự trái lý này là hòan tòan có chủ ý, và phải tuân theo những lụât lệ nghiêm ngặt. Người Ai Cập thực ra có khả năng Tóan học và Hình học rất cao, được thể hiện qua các công trình kiến trúc được xây nên. Ngòai ra, họ còn chú trọng đến các chi tiết nhỏ nhặt. Mọi tác phẩm của người Ai Cập dù là kim tự tháp hay một bức trạm trên tưởng đều được tính tóan và bố cục cẩn mật:
(Khu vườn Nebamum 1400 BC)
Các vị thần Ai Cập đều phải được vẽ theo các Nguyên tắc nhất định: dầu
- Horus: Vị Thần trời mang đầu là chim
- Anubus: vị thần của các đám tang lễ có đầu là con "jackass" (một lòai linh cẩu)
Horus (giữa - đầu chim) và Anubis (trái - đầu linh cẩu) - hình đồ họa phỏng theo không rõ gốc.
Trong tranh Ai Cập, lòai vật có tính tượng trưng cao. Màu da người thường là màu be đến nâu đỏ (da đàn ông bao giờ cũng đậm hơn và đàn ông được vẽ to hơn). Màu xanh và vàng thể hiện sự quý phái. Thời kỳ này các loại hình kiến trúc và điêu khắc đá, nghệ thuật làm giấy từ cây papyrus và nghệt thuật gốm đã phát triển.
Akhnaten và hòang Hậu Nefirtiti thóat khỏi phong cách định kiến của Ai Cập, chỉ thờ thần Mặt trời (ảnh trên).
Monday, May 10, 2010
Subscribe to:
Posts (Atom)